Trân châu là thực phẩm không thể thiếu trong các loại đồ uống như trà sữa, sữa tươi, nước mía và một số loại bánh đặc trưng. Để cho thuận tiện và nhanh chóng thì máy làm trân châu đã được ra đời, làm cho hình dạng viên chân trâu tròn và đẹp mắt. Hãy cùng chúng tôi điểm qua top 4 chiếc máy làm trân châu tốt nhất hiện nay.
Nội dung bài viết
Lợi ích khi dùng máy làm trân châu
Máy làm trân châu là thiết bị chuyên dụng sẽ rất hiệu quả đối với các quán quán trà sữa, quán cafe, tạo nên các hạt trân châu thơm ngon khác biệt so với các loại trân châu mua sẵn trên thị trường nhờ kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau. Thay vì phải tốn quá nhiều thời gian, công sức và chi phí nhân công cho việc chế biến chân trâu thì bạn có thể sử dụng máy để làm ra số lượng trân châu lớn đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng ngay lập tức.
Máy làm trân châu có rất nhiều ưu điểm nổi bật như thiết kế máy khoa học, khá nhỏ gọn, đơn giản dễ vận hành. Đồng thời trọng lượng của máy nhẹ nên việc di chuyển trở nên dễ dàng.
Thân vỏ máy được sản xuất bằng chất liệu inox không gỉ đảm bảo an toàn, vệ sinh tuyệt đối trong quá trình sản xuất và sức khỏe cho người tiêu dùng. Máy gồm 3 bộ phận nhỏ bao gồm:
- khuôn ép.
- Khuôn cắt sợi.
- Bộ phận cắt hạt.
Với 3 bộ phận trên sẽ giúp các hạt trân châu làm ra được trộn đều với bột gạo bột khô để không dính và cứng hơn với kích thước tròn đều.
Phân loại máy làm trân châu
Hiện nay trên thị trường có 3 loại máy làm trân châu là loại tự động, bán tự động và loại bằng tay.
Máy làm trân châu tự động
Máy làm trân châu tự động có thiết kế bộ phận nặn bột hoàn toàn Auto (tự động) giúp tiết kiệm thời gian nhào nặn. Máy sở hữu công suất rất lớn có thể tạo ra khối lượng tới 30kg mỗi giờ. Tuy nhiên nhược điểm của máy là không có bầu trộn lên hạt trân châu thành phẩm không cứng và tròn như máy bán tự động. Ngoài ra, giá thành của loại máy làm trân châu tự động cao hơn nhiều so với máy bán tự động.
Máy làm trân châu bán tự động
Máy làm trân châu bán tự động gồm có hai bộ phận chính là kết cấu bộ máy chính và bầu trộn. Cùng với ba phần nhỏ là:
- Khuôn ép có nhiệm vụ ép bánh bột năng.
- Khuôn cắt sợi sẽ thực hiện chức năng cắt phần bột ép thành từng sợi dài với khoảng cách khoảng 10 cm với đường kính chuẩn hạt trân châu.
- Bộ phận cắt hạt có chức năng cắt sợi trân châu thành những hạt nhỏ.
Sau khi cắt từ hạt trân châu nhỏ sẽ được đưa vào bầu trộn để trộn đều với bột gạo để bột không bị dính và rắn hơn. Nhược điểm lớn nhất của loại máy này là với phần bột bạn vẫn phải nhào nặn bằng tay.
Máy làm trân châu bằng tay
Là dòng máy có sự kết hợp giữa khuôn cắt chân trâu và máy đùn sợi. Nhiệm vụ của bạn là chỉ cần cho miếng bột năng to vào máy đùn sẽ nhận được những sợi bột dài, sau đó những dải bột này sẽ được cắt ngắn hơn sẽ được đưa vào khuôn cắt thành hạt trân châu nhỏ.
Top 4 máy làm trân châu tốt
1. Máy làm chân trâu Saki
Đây là dòng máy làm chân trâu bán tự động. Thân máy được thiết kế bằng inox phù hợp với việc kinh doanh vừa và nhỏ, máy gồm 4 phần chính bao gồm thiết bị cán bột, thiết bị nhào bột, cán bột và thiết bị nặn viên. Máy hoạt động ổn định chất lượng sản phẩm tròn trịa, bắt mắt, hiệu quả hơn trong việc thu hút và giữ chân khách hàng.
Đặc điểm của máy Saki
- Kích thước: 64 x 33 x 25,5cm.
- Công suất: 1800W.
- Điện áp: 220V.
- Trọng lượng: 22 kg.
- Chất liệu inox 304 thép không gỉ.
- Năng suất: 15-20kg/ giờ.
- Tháo lắp dễ dàng để vệ sinh.
2. Máy làm trân châu DASIN PG 150
Máy làm trân châu Dasin là dòng máy cao cấp và hiện đại trong việc làm trân châu hoàn toàn tự động 100%. Bạn chỉ cần cho nguyên liệu vào bấm nút là máy sẽ tự động cắt bột thành những hạt trân châu tươi trong thời gian nhanh nhất.
Thân máy được làm từ 100% thép không gỉ dễ dàng lau chùi và vệ sinh thường xuyên. Cửa kính được thiết kế trong suốt giúp bạn có thể vừa làm việc nhà vừa quan sát quá trình máy thực hiện công việc làm trân châu.
Ưu điểm
- Công suất của máy có thể tạo ra 30kg/1h.
- Máy có chế độ bảo vệ vô cùng an toàn khi máy hoạt động nếu bạn mở cửa tủ kính thì máy sẽ tự động ngắt để tránh việc tay bạn tiếp xúc với lưỡi cắt.
- Tiết kiệm thời gian.
- Trong lượng máy khá nặng 35kg.
3. Máy làm trân châu Philips
Với giá thành phải chăng, máy làm trân châu Philips được trang bị với nhiều khuôn nhỏ khác nhau trong cùng một khuôn lớn dùng để tạo ra viên trân châu có kích thước 8mm (có thể điều chỉnh được kích thước). Ngoài ra máy còn có 4 khuôn để làm bún, miến, mì, mì quảng kèm theo bộ dụng cụ đo bột và nước tiện lợi cùng dụng cụ vệ sinh. Máy được gắn ngăn đựng mì tiện lợi cùng công cụ đo bột và nước thông minh.
Cách sử dụng máy là trân châu Philips cũng khá đơn giản, chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu và cho bột vào máy, sau đó bật công tác khởi động rồi dùng dao cắt đi kèm cắt chiều dài sợi mì theo ý muốn là có thể chế biến và thưởng thức các món ăn thơm ngon.
Các bộ phận như nắp đậy, khuôn định hình, thùng trộn, than trộn có thể tháo rời một cách nhanh chóng và dễ dàng nên người dùng có thể kiểm tra các chi tiết cũng như vệ sinh định kì được thuận lợi hơn. Sau đó đó bạn tiến hành rửa từng bộ phận này dưới vòi nước trực tiếp rồi đem phơi khô và lắp vào.
4. Máy làm trân châu bằng tay
Với giá thành rẻ chỉ từ 1,5 triệu VNĐ là đã có thể sở hữu 1 chiếc máy làm chân trâu bằng tay. Máy có cấu tạo giống như 1 chiếc cối xay thịt, làm từ chất liệu cao cấp không hoen gỉ và an toàn cho sức khỏe. Dụng cụ làm được hạt trà sữa trân châu, hoặc làm mì sợi, miến, với kích cỡ phù hợp.
Nếu bạn không sử dụng cho nhu cầu kinh doanh, mở quán, hay sử dụng với khối lượng ít thì chiếc máy này hoàn toàn phù hợp với bạn.
Chú ý trong quá trình làm trân châu
- Nguyên liệu cho máy làm trân châu phải được chuẩn bị đầy đủ, một công thức chuẩn có sẵn là rất cần để làm ra viên trân châu ngọt bùi, dai dẻo từ: bột năng, bột ca cao, đường nâu, nước…
- Có liều lượng vừa phải khi trộn nguyên liệu: Hãy dùng nước sôi vừa phải để trộn các nguyên liệu đã có sẵn nhằm tạo ra độ dẻo quánh cho bột. Nhớ “cân đo đong đếm” để các tỉ lệ nước và nguyên liệu phù hợp, tránh trường hợp khô hay nhã quá.
- Nên thường xuyên vệ sinh máy là trân châu, như vậy sản phẩm tạo ra mới đạt chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh.
- Hãy đọc kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng để đam bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất.
Lời kết: Trên đây là 4 chiếc máy làm trân châu mà TKT vùa mới thông tin tới bạn đọc. Nếu bạn có ý định mua máy làm trân châu cho mục đích kinh doanh thì hãy lựa chọn dòng máy bán động hoặc tự động nhé, đừng quên trang bị thêm cho của hàng của mình một chiếc máy đánh bọt để thêm phần phong phú cho thực đơn nhé.